Những điều cần biết về thấm nước
Theo thời gian, các công trình sẽ không còn vẻ ngoài như xưa mà sẽ mất dần đi vẻ đẹp ban đầu của mình. Sơn phai màu, tường nứt vỡ và bị ngấm nước. Thấm nước khiến cho mái nhà, tường và bể nước bị ẩm, mốc loang lổ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra các mối nguy hiểm liên quan đến trơn trượt và gây hại đến sức khỏe của con người.
Thấm là gì?
Sự vận động của chất lỏng trong môi trường lỗ hổng hoặc khe nứt gọi là thấm. Thấm là một vấn đề không mới mẻ nhưng nó lại là vấn đề gây đau đầu nhiều nhất cho chúng ta. Đặc biệt là vào mùa mưa, các công trình không bị thấm dột chỗ này thì cũng bị chỗ kia. Thậm chí công trình mới xây cũng thấm, đôi khi còn thấm rất nhiều.
Thấm bắt nguồn từ nước. Mà nước thì ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài nhà, dưới đất, trên trời… Nói đơn giản hơn, nước là phần không thể tách rời trong công trình xây dựng. Chỗ nào có nước là có nguy cơ thấm.
Khác với chống nóng – dễ dàng nhận biết thì việc chống thấm khó khăn hơn nhiều. Cái nóng có thể dễ dàng nhận ra nhưng thấm nước lại kéo dài trong thời gian rất lâu và chúng ta không thể nhận ra ngay lập tức.
Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Những bộ phận dễ bị thấm?
Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:
– Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
– Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
– Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
– Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
Các biện pháp chống thấm
Nhận biết đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó mới là chọn giải pháp thích hợp. Tuy nhiên việc chống thấm về cơ bản phải thực hiện ngay từ khi thi công công trình, tại các vị trí cần chống thấm.
Trong xây dựng, mỗi tòa nhà hay mỗi kết cấu công trình được chống thấm bằng việc sử dụng màng và lớp phủ hay tấm lợp để phủ lên trên, sơn quét, dán bọc ra ngoài, lót dưới đáy để bảo vệ công trình xây dựng khỏi tác hại của nước mưa (mái thấm dột) và nước ngầm (phần ngầm dưới đất), hay nước mặt bao quanh (công trình thủy nằm sâu trong nước).
Phần lớn nguyên nhân thấm xuất phát từ sự rò rỉ đường ống cấp thoát – đặc biệt là thấm trong công trình. Vì vậy việc xử lý tận gốc nguyên nhân chính là vấn đề chứ không phải xử lý cho các khu vực tường bị thấm. Trong trường hợp chắc chắn không phải do hở đường ống (thấm sàn vệ sinh, thấm từ bể, thấm tường…) thì tuỳ từng trường hợp mà sử dụng các phương pháp và chất chống thấm phù hợp.
Để đảm bảo chắc chắn cho các công trình, sơn chống thấm đang là sự lựa chọn hàng đầu. Với độ bền cao, có tác dụng như một lớp phủ lên nền nhà, tường hay các bể chứa nước ngăn cản nước thấm ra ngoài hay ngược vào trong, có thể chống mài mòn và chống hóa chất, sơn chống thấm đã được rất nhiều gia đình cũng như doanh nghiệp lựa chọn để bảo vệ cho các công trình của mình.
Ở BRYepoxy, các bạn hoàn toàn yên tâm trước chất lượng của sơn chống thấm. Các sản phẩm sơn được chúng tôi sử dụng đều có chất lượng tốt, an toàn với môi trường và phù hợp với quy định của FDA. Cùng với đội ngũ thi công chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, BRYepoxy đảm bảo sẽ mang lại cho bạn một sản phẩm hoàn hảo nhất thách thức thời gian.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Nhiều công trình được chú trọng dùng các vật liệu chống thấm, dột ngay từ...
Các giải pháp chống thấm phổ biến hiện nay Chống thấm là một công đoạn...
Sơn chống thấm là loại sơn hai thành phần, polyurethane gốc nhựa chống thấm...
Thấm nước là nỗi lo của vô số công trình, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi...