1
Bạn cần hỗ trợ?
SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

Thi công sơn sàn epoxy

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

10/05/2016 ;

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn là gì?

Tiêu chuẩn là một tài liệu cung cấp các yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật, hướng dẫn hoặc đặc điểm có thể sử dụng thống nhất để đảm bảo nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của chúng.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các tiêu chuẩn được áp dụng. Bạn đã đáp ứng được những tiêu chuẩn ấy nhưng mục tiêu của công ty bạn còn cao hơn.

Doanh nghiệp của bạn muốn vươn tầm ra ngoài thế giới?

Vậy thì bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng bạn đã biết gì về các tổ chức tiêu chuẩn thế giới chưa? BRYepoxy xin giới thiệu với bạn một số tổ chức tiêu chuẩn thế giới tiêu biểu

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO

cac-tieu-chuan-quoc-te-1

ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa – International Organization for Standardization) là tổ chức xây dựng các Tiêu chuẩn Quốc tế tình nguyện lớn nhất thế giới. Các Tiêu chuẩn Quốc tế cung cấp những tiêu chuẩn hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ và thực hành tốt, giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả của ngành công nghiệp. Được xây dựng dựa trên sự đồng thuận trên toàn thế giới, các tiêu chuẩn ISO giúp phá vỡ những rào cản mậu dịch quốc tế.

Ngày nay, ISO có các thành viên đến từ 163 quốc gia và 3 368 cơ quan kỹ thuật đảm nhiệm việc xây dựng các tiêu chuẩn. Tại Ban Thư ký Trung tâm của ISO ở Geneva, Thụy Sỹ có hơn 150 nhân viên đang làm việc chính thức.

Tổ chức ISO xây dựng các Tiêu chuẩn Quốc tế, bao gồm các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001… Tuy nhiên, tổ chức ISO không chứng nhận cho bất kỳ tiêu chuẩn nào mình xây dựng. Thay vào đó, việc đánh giá chứng nhận sẽ được tiến hành bởi các tổ chức chứng nhận (certification bodies/ registrars), các tổ chức riêng. Do đó, không có tổ chức hay công ty nào được chứng nhận bởi tổ chức ISO.

Khi một công ty hay tổ chức được chứng nhận theo một tiêu chuẩn ISO, họ sẽ nhận được một chứng chỉ từ tổ chức chứng nhận. Mặc dù trên chứng chỉ có tên tiêu chuẩn ISO nhưng không phải tổ chức ISO cấp chứng chỉ đó.

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC

to-chuc-quoc-te-iecỦy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) là một tổ chức hàng đầu thế giới chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các công nghệ điện, điện tử và công nghệ liên quan. Những công nghệ này được gọi chung là “kỹ thuật điện”. Hơn 10 000 chuyên gia thuộc các ngành công nghiệp, thương mại, chính phủ, các phòng thí nghiệm nghiên cứu và thử nghiệm, các học viện và nhóm khách hàng tham gia vào công việc tiêu chuẩn hóa của IEC.

IEC cung cấp một nền tảng chung cho các công ty, ngành công nghiệp và chính phủ gặp gỡ, thảo luận và phát triển các Tiêu chuẩn Quốc tế họ yêu cầu. IEC cũng quản lý các hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ điện, điện tử đó là:

  • IECEE: Hệ thống thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị và linh kiện kỹ thuật điện.
  • IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử và các vật liệu liên quan.
  • IECEx: Hệ thống chứng nhận với tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng trong môi trường dễ cháy nổ.

Tất cả các Tiêu chuẩn Quốc tế của IEC đều được dựa trên sự thống nhất hoàn toàn và đại diện cho nhu cầu của các thành viên chủ chốt của mỗi quốc gia tham gia vào công việc của IEC. Mỗi quốc gia thành viên, dù lớn hay nhỏ, đều nắm một phiếu bầu và có quyền lên tiếng đóng góp ý kiến về những điểm nên có trong một Tiêu chuẩn Quốc tế của IEC.

IEC cũng hợp tác với một số đối tác quốc tế, khu vực và sở tại để xây dựng những ấn phẩm chung, giúp nâng cao tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới và sắp xếp điều chỉnh bất kỳ phần công việc trùng nhau tiềm ẩn nào. Các ấn phẩm của IEC có thể dùng như nền tảng cơ bản cho tiêu chuẩn hóa quốc gia và dùng như tài liệu tham khảo khi soạn thảo hồ sơ thầu và hợp đồng quốc tế.

Liên minh Viễn thông quốc tế ITU

ITU-lien-minh-quoc-te-1

Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union- ITU) là cơ quan chuyên trách mảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) của Liên hợp quốc. ITU cam kết kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới – dù họ ở đâu, dù họ có phương tiện gì. Thông qua công việc của mình, ITU bảo vệ và hỗ trợ quyền trao đổi thông tin cơ bản của mọi người.

Với sự trợ giúp từ các thành viên, ITU đã đem lại những lợi ích của các công nghệ truyển thông hiện đại cho con người ở khắp mọi nơi một cách hiệu quả, an toàn, đơn giản với chi phí hợp lý.

ITU nằm ở ngay trung tâm ngành ICT, làm trung gian cho các thỏa thuận về công nghệ, dịch vụ và phân phối các nguồn lực toàn cầu như dải tần số vô tuyến và vị trí quỹ đạo vệ tinh, nhằm tạo ra một hệ thống liên lạc toàn cầu liên tục hoạt động ổn định, đáng tin cậy và phát triển liên tục.

Là một tổ chức dựa trên sự hợp tác của cả hai lĩnh vực công và tư nhân từ khi mới hình thành, tới nay, ITU đã có tới 193 quốc gia thành viên và hơn 700 công ty tư nhân và tổ chức học thuật. Trụ sở chính của ITU đặt tại Geneva, Thụy Sỹ và có 12 văn phòng vùng và khu vực trên toàn thế giới.

Thành viên của ITU đại diện cho bộ phận tiêu biểu của ngành ICT toàn cầu, từ nhà sản xuất và hãng vận tải lớn nhất thế giới tới các tổ chức nhỏ, tiên tiến làm việc với các công nghệ mới và mới nổi cùng với những cơ sở học thuật và tổ chức R&D hàng đầu.

Được thành lập dựa trên nguyên tắc hợp tác quốc tế giữa các chính phủ (quốc gia thành viên) và khu vực tư nhân (thành viên khu vực, hiệp hội, giới học thuật), ITU là một diễn đàn toàn cầu cao cấp qua đó các bên hợp tác hướng tới sự đồng thuận về nhiều vấn đề ảnh hưởng tới định hướng tương lai của ngành ICT.

Diễn đàn công nhận quốc tế IAF 

IAF-dien-dan-cong-nhan-quoc-te-1

Những thỏa thuận về các lĩnh vực gồm các hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình tương tự đánh giá sự phù hợp được Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum – IAF) quản lý, còn những thỏa thuận về công nhận thanh tra và phòng thí nghiệm được Tổ chức công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation – ILAC) quản lý. Cả hai tổ chức IAF và ILAC hợp tác với nhau cùng nỗ lực thúc đẩy công nhận và đánh giá sự phù hợp trên toàn thế giới.

IAF hoạt động với hai mục đích cơ bản.

  • Đảm bảo các tổ chức công nhận thành viên của diễn đàn chỉ công nhận cho cáctổ chức đủ năng lực thực hiện công việc và không nảy sinh xung đột lợi ích.
  • Thiết lập những thỏa thuận các bên cùng công nhận, gọi là Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (Multilateral Recognition Arrangements – MLA) giữa các tổ chức công nhận thành viên, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua đảm bảo chứng nhận công nhận đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

MLA góp phần tăng sự tự do mậu dịch quốc tế thông qua việc loại trừ các rào cản kỹ thuật để giao thương. Diễn đàn IAF hoạt động nhằm tìm ra phương thức hiệu quả nhất để đạt được một hệ thống duy nhất cho phép các công ty có chứng chỉ đánh giá sự phù hợp được công nhận ở một nơi nào đó trên thế giới cũng được công nhận ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mục tiêu của MLA chính là nhằm bao quát tất cả các tổ chức công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới, nhờ đó loại bỏ được nhu cầu chứng nhận sản phẩm hay dịch vụ của các nhà cũng cấp ở mỗi quốc gia mà họ bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Chứng nhận một lần – được chấp nhận ở mọi nơi.

IAF MLA đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, chi tiết kỹ thuật và phương pháp đánh giá sự phù hợp đều giống nhau, cho phép một chứng chỉ hay một chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới. Việc này sẽ giúp giảm chi phí chứng nhận công nhận và giảm rủi ro sản phẩm hay dịch vụ bị đối tác quốc tế từ chối.

(Theo ACS Registrars)

ACS Registrars là một trong những tổ chức chứng nhận của Vương Quốc Anh, ACS Registrars đào tạo và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)…

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

0904704969
Liên hệ