Tiêu chuẩn thiết thế bể bơi thể thao được Bộ Xây dựng đề nghị nhằm mục đích làm tiêu chuẩn áo dụng cho các thiết kế cải tạo và xây dựng bể bơi bao gồm: Bể thi đấu và tập luyện các môn thể thao dưới nước, bể nhảy cầu, bể dạy bơi, bể vầy và bể hỗn hợp.
Ngoài những yếu tố cơ bản trong xây dựng bể bơi mà bất kỳ kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp phải biết, chúng tôi xin đưa ra một vài điểm cần chú ý trong thiết kế thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ:
1. Vấn đề kỹ thuật
Khi xây dựng một nhóm các bể bơi hoặc khu liên hợp các công trình thể thao trong đó có bể bơi phải bảo đảm phân chia các khu vực hợp lý và thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu trong từng khu chức năng như:
– Khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu;
– Khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) và khu các công trình phục vụ sân bãi (kỹ thuật, trồng cỏ, bảo vệ sân,..);
– Khu phục vụ khán giả, bộ phận truyền thông, truyền hình, tường thuật;
– Khu vệ sinh, tắm rửa của vận động viên và huấn luyện viên;
– Khu quảng trường và khán đài;
– Bãi để xe và mạng lưới giao thông trong khu vực bể bơi;
– Khu y tế – cấp cứu, thư giãn, nghỉ ngơi.
2. Một số lưu ý
Khi thiết kế các loại bể bơi hoặc một cụm các bể bơi, phải đảm bảo đúng dây chuyền hoạt động của người đến bơi theo trình tự sau: sảnh (có phòng đăng ký hoặc bán vé) -> phòng thay quần áo -> sân hoặc phòng khởi động -> phòng vệ sinh và tắm -> hố rửa chân -> sân bể bơi. Đường giao thông của vận động viên và khán giả phải đảm bảo riêng biệt, không ảnh hưởng lẫn nhau.
Hình 1 – Sơ đồ minh họa dây chuyền hoạt động trong khu vực bể bơi
Thành và đáy bể phải bền vững, chống thấm tốt, chống được sự ăn mòn của các chất hóa học trong nước. Khi thiết kế thành và đáy bể phải chú ý tránh các dạng phá hủy kết cấu công trình. Ngoài những biện pháp xử lý và chống thấm đáy trước khi hoàn thiện, bể bơi nên được sử dụng sơn epoxy chuyên dụng để chống lại những tác động của nước.
Hình 2 – Bố trí các vạch chuẩn trong bể bơi
Trên thành và đáy bể thi đấu đến chân bục xuất phát phải bố trí các vạch chỉ dẫn màu sẫm tương phản với thành bể để đánh dấu trục đường bơi. Vạch chuẩn có chiều rộng từ 0,2 m – 0,3 m, chiều dài 46 m đối với bể dài 50 m và chiều dài 21 m đối với bể dài 25 m. Đối với bể được sơn epoxy chuyên dụng, nên sử dụng kẻ vạch chỉ dẫn bằng sơn epoxy để đảm bảo vạch không bị mờ trong quá trình sử dụng bể.
3. Bể bơi trong nhà
4. Yêu cầu chiếu sáng
– Chiếu sáng bên qua cửa sổ các tường bao che;
– Chiếu sáng trên qua mái, cửa mái, qua các lỗ lấy ánh sáng ở mái và các lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của nhà;
– Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng bên và chiếu sáng trên).
CHÚ THÍCH: Cần có biện pháp phòng và chống các loại côn trùng bay vào nhà khi sử dụng đèn chiếu sáng.
5. Thông gió
(Tài liệu tham khảo: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4260:2012)